KHUNG MA TRẬN THI HỌC KỲ I - VẬT LÝ 11- 2020-2021
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tổ Lý - CN
- Được viết ngày Chủ nhật, 13 Tháng 12 2020 23:29
- Ngày đăng
- Viết bởi Tổ Lý
- Lượt xem: 292
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 -2021
Môn: Vật lí lớp 10 Nâng cao (Thời gian kiểm tra: 45 phút)
Phương án kiểm tra: 28 câu TNKQ+ 1 bài tự luận
Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||
Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIẺM (14 tiết) | |||||||
1.Chuyển động cơ |
Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian.
|
Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
|
- Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ). - Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ). |
1câu |
|||
2. Chuyển động thẳng đều |
-Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều. - Đồ thị tọa độ, đồ thị vận tốc 1 câu |
-Lập được phương trình toạ độ x = x0 + vt. 1 câu |
-Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật. |
- Biết cách tính toạ độ, các đại lượng trong phương trình chuyển động. Vẽ được đồ thị toạ độ, xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau 1 câu |
3 câu |
||
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều |
-Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi đều. - Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi (nhanh dần, chậm dần). 1 câu |
Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. Viết được công thức tính vận tốc: vt= v0 + at. 1 câu |
Giải được những bài toán về chuyển động thẳng biến đổi đều 1 câu |
3 câu |
|||
4. Sự rơi tự do |
- Nêu được sự rơi tự do là gì. - Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do. 1 câu |
- Viết được công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. - Hiểu rõ về đặc điểm của sự rơi tự do,hiểu được cách rút ra các công thức của chuyển động rơi tự do. 2 câu |
Giải được bài toán về sự rơi tự do. 1 câu |
4 câu |
|||
5. Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc |
-Phát biểu được định nghĩa về chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều. -Viết được công thức tính tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. 1 câu |
- Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. - Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc. Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm 1 câu |
Biết cách tính tốc độ góc, chu kì, tần số, gia tốc hướng tâm và các đại lượng trong các công thức của chuyển động tròn đều. 1 câu |
3 câu |
|||
6. Tính tương đối của chuyển động |
Viết được công thức cộng vận tốc 1 câu |
Giải được bài tập về cộng hai vận tốc cùng phương 1 câu |
2 câu |
||||
Số câu (điểm) | 11 (2,75đ) | 5(1,25đ) | 16 câu(4,0đ) | ||||
Chủ đề 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM (11tiết) | |||||||
1. Tổng hợp và phân tích lực |
- Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ. - Phát biểu được quy tắc tổng hợp các lực tác dụng lên một chất điểm. 1 câu |
- Vận dụng được quy tắc phân tích lực, tổng hợp lực - Biết nhận ra dấu hiệu tác dụng của ba lực đồng qui tác dụng lên vật. |
- Vận dụng quy tắc tổng hợp và phân tích lực để giải bài tập đối với vật chịu tác dụng của ba lực đồng qui |
- Biết cách tổng hợp hoặc phân tích lực theo quy tắc. - Biết cách tính lực và các đại lượng trong các công thức. |
1 câu | ||
2. Các định luật Niu-Tơn |
-Phát biểu, viết hệ thức các định luật Niu-tơn. - Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính. - Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
|
- Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính. - Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này. Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này. |
Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể Tự luận |
1 câu | |||
1 câu | |||||||
3. Lực hấp dẫn |
Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này. 1 câu |
Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập. |
Biết cách tính lực hấp dẫn và các đại lượng trong hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn. 1 câu |
2 câu | |||
4. Chuyển động của vật bị ném ngang |
Nêu được công thức tầm xa, thời gian rơi,vận tốc tại thời điểm t, quĩ đạo chuyển động 1 câu |
Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang 1 câu |
2 câu | ||||
4. Lực đàn hồi |
Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). 1 câu |
- Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. 1 câu |
Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập về sự biến dạng của lò xo. 1 câu |
3 câu | |||
5. Lực ma sát |
Nêu được đặc điểm ma sát trượt. Viết được công thức tính lực ma sát trượt. 1 câu |
Vận dụng được các công thức về lực ma sát để giải các bài tập. |
Biết cách tính độ lớn của lực ma sát và các đại lượng trong các công thức tính lực ma sát trượt ( Lưu ý: phần ma sát lăn, ma sát nghỉ là phần đọc thêm) Tự luận |
1 câu | |||
6. Lực hướng tâm |
Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được công thức F= = mw2r. 1 câu |
Giải được bài toán về vật chuyển động tròn đều 1 câu |
2 câu | ||||
Số câu (số điểm) | 8 (1.0 đ) | 4 câu (0,75đ) | 12 (1.75 đ) | ||||
TS số câu (điểm) Tỉ lệ % |
19 câu (4,75đ) | 9 câu (2,25đ) | 28câu (7 đ) | ||||
TỰ LUẬN : 1 bài
Bài tập động lực học trên mặt phẳng ngang gồm 3 câu nhỏ