MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
- Chi tiết
- Chuyên mục: CLB Văn học
- Được viết ngày Thứ năm, 04 Tháng 12 2014 06:16
- Ngày đăng
- Viết bởi Tổ Văn
- Lượt xem: 16224
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1( 3,0 điểm)
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
( Tố Hữu – Ta đi tới)
Đọc kĩ đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu:
Câu 2 ( 3,0 điểm)
Anh / chị hãy viết một bài văn ( khoảng 800 từ), trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu nói sau:
Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ " giàu có" trong cuộc sống của mình
Câu 3: (4,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây Tiến – Quang Dũng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1:( 3,0 điểm)
… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lênnhư tiếng một ngàn con trâu mộng đang lộng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá…
SGK Ngữ văn 12 tập một, trang 187, 188
Đọc kĩ đoạn văn bản trên và thực hiện các yêu cầu:
Câu 2 ( 3,0 điểm):
Anh ( chị) hãy viết một bài văn ( khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện sau:
CHIẾC BÁNH KEM
- Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi
(Trích “ Hạt giống tâm hồn”)
Câu 3 ( 4.0điểm):
Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Tây Tiến – Quang Dũng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1: ( 3,0 điểm)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Đọc kĩ đoạn văn bản trên và thực hiện các yêu cầu:
SGK Ngữ văn 12 tập một, trang 110
Câu 2 ( 3,0điểm)
Câu chuyện XÉN LÁ sau gợi cho anh/chị cảm nhận và suy nghĩ gì?
Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trong ở giữa sân.Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “ Hoa đẹp biết bao!”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cánh lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu: “ Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đấu như vậy”.
(Theo Trần Tứ Ích – Ngụ ngôn thi thoại - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2003)
Câu 3: (4,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vung lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Đất nước – Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm; SGK Ngữ văn lớp 12- NXB Giáo dục, trang 121.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (3,0 điểm ):
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên tiếng thét căm hờn
Đất nước – Nguyễn Đình Thi; SGK Ngữ văn lớp 12-Trang 125, NXB Giáo dục
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Câu 2 ( 3,0 điểm)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thâncho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Trích Đất nước – Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
Anh/chị hãy viết một bài văn trình bày những suy nghĩ về ý nghĩa bốn câu thơ trên; từ đó nêu trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ trẻ đối với những vấn đề lớn của đất nước đang đặt ra.
Câu 3: (4,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Đến câu:
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Trích Tây Tiến – Quang Dũng; Trang 88, SGK Ngữ văn lớp 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm ):
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên; SGK Ngữ văn lớp 12- NXB Giáo dục, trang 144.
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Câu 2 ( 3,00 đ)
- Mẹ, chiều nay con thấy bố tặng cô Hải một hộp quà - đứa trẻ tám tuổi nói với mẹ khi người mẹ vừa mới đi làm về.
- Quà gì con biết không? - người mẹ hỏi.
- Không ạ, con đi học về đã thấy bố mang hộp quà xuống chân cầu thang đưa cho cô ấy rồi. Quà ở trong hộp làm sao con biết được.
Người mẹ hơi băn khoăn nhưng không hỏi chồng, chỉ lặng lẽ quan sát, thấy không có biểu hiện gì lạ nên chị cũng nhanh chóng quên chuyện đó.
Vài tháng sau đứa trẻ đánh vỡ một chiếc cốc thủy tinh. Người mẹ thấy bố đứa trẻ cẩn thận nhặt từng mảnh vỡ bỏ vào một cái hộp, đóng nắp và dán lên trên một mảnh giấy trắng có viết bốn chữ rất to “MẢNH THỦY TINH VỠ” rồi bỏ vào một chiếc túi nilông buộc lại cẩn thận. Lúc bấy giờ chị mới sực nhớ ra cô Hải là người thu rác trong khu. Đợi chồng cầm chiếc túi bước ra khỏi cửa, chị hỏi con: “Bây giờ con biết lần trước bố đã đưa cho cô Hải hộp quà gì rồi chứ?”. Đứa trẻ hớn hở trả lời: “Món quà an toàn mẹ ạ”. “Đúng. Quà an toàn. Bố tặng cả những người kiếm sống ở bãi rác chứ không chỉ tặng riêng cô Hải đâu con ạ”.
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh của mỗi con người tử tế cũng như về nét đẹp của một quốc gia (bài viết khoảng 600 từ)?
Câu 3: (4,0 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối tình nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh.
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
Trích Việt Bắc – Tố Hữu; Trang 110, SGK Ngữ văn lớp 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1 ( 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: ( 3.00đ)
“Bởi thế cho nên, chúng tôi…để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” SGK Ngữ văn 12 tập một, trang 41
Câu 2 ( 3,0 điểm)
Có một câu chuyện ngụ ngôn:
Đứng từ dưới đất nhìn lên, con người đều thấy sao trời lấp lánh, sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất - gồ ghề, không bằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm.
Từ câu chuyện ngụ ngôn này em cảm nhận được điều gì? Lấy đó làm chủ đề viết một bài 600 chữ.
Câu 3: (4,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung".
Trích Việt Bắc – Tố Hữu; Trang 111, SGK Ngữ văn lớp 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây trong bài thơ Tổ Quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và thực hiện các yêu cầu:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không? (4/2009)
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển...
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo...
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích....
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa...
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát…
luôn lặp lại như một điệp khúc. Điệp khúc cho thấy tác giả đã chọn một điểm nhìn khá đặc biệt để gợi cho người đọc những suy ngẫm về Tổ Quốc. Đó là góc nhìn nào, góc nhìn ấy đưa đến cho anh/chị những xúc cảm, suy ngẫm như thế nào?
Câu 2 ( 3,0 điểm)
…“Tôi đã thấy các anh thật anh hùng dưới vòi rồng ác thú
Giá như đạn ghim vỡ sọ
Chết một lần cho hả nỗi câm hờn
Vòi nước mặn che nhòa nước mắt
Nó lấy nước biển mình xối xuống triệu niềm tin
Biển của ta - nước ấy của ta
Thằng giặc đội lốt người tham từng giọt nước
Rồi biển sẽ chôn thây từng lượt - từng thằng”…
( Chuyện sáng nay ở Biển Đông- Nhà biên kịch trẻHuỳnh Tuấn Anh)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đó là "sự kiện 1/5" gây phẫn nộ sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt.
Ngày 11/5/2014, nhân dân Việt Nam khắp ba miền đất nước đã xuống đường phản đối hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Tổ Quốc.
Trong thời gian hiện tại, vấn đề biển Đông là điều mà người dân Việt quan tâm nhiều nhất, không khỏi đau lòng khi chứng kiến những điều đang diễn ra. Nhà biên kịch trẻHuỳnh Tuấn Anh, thể hiện nỗi lòng của mình và từ những sự kiện trên, anh/chị hãy viết một bài luận khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ về chủ quyền dân tộc.
Câu 3: (4,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
con sóng dưới lòng sâu
con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Trích trong bài Sóng – Xuân Quỳnh; Trang 155 - 156, SGK Ngữ văn lớp 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1 ( 3,0 điểm)
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li - la li - la li - la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Đoạn kĩ đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu:
Câu 2 ( 3,0 điểm):
Trong bài viết Nhà thơ, Tổ quốc và tự do, 6/2009, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có viết:
“Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển - đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.”
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đó là "sự kiện 1/5" gây phẫn nộ sâu sắc triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt.
Ngày 11/5/2014, nhân dân Việt Nam khắp ba miền đất nước đã xuống đường phản đối hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Tổ Quốc.
Từ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, từ những sự kiện trên, anh/chị hãy viết một bài luận khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của mình về chủ quyền dân tộc.
Câu 3: (4,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân
Đất nước của Nhân Dân, Đất nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trông tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
( Trích trong văn bản Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục, năm 2010)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Câu 1 ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây trong bài thơ Tổ Quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và thực hiện các yêu cầu:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
(4/2009)
- 1.Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề Tổ Quốc nhìn từ biển?
Câu 2 ( 3,0 điểm)
Anh / chị hãy viết một bài văn ( khoảng 800 từ), trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa trong bốn câu thơ sau:
“Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi”
( Tố Hữu- Tiếng ru)
Câu 3: (4,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
… “ Những đường Việt Bắc của ta…Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng”…
( Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12,Trang 112- 113, NXB Giáo dục, năm 2010)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
--------------------------------------
Phần I: Đọc – hiểu văn bản( 3.00đ)
Có hai dạng đề
Dạng thứ nhất: Một đoạn văn bản hoặc một văn bản ngắn ( Thơ, văn xuôi)
Yêu cầu đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ( từ 3à5 câu)
Nội dung các câu hỏi tập trung vào : Nội dung văn bản; phép tu từ và tác dụng của các phép tu từ đó; nêu cảm xúc, suy nghĩ…
Dạng thứ hai: 03 câu hỏi, mỗi câu gắn với 01 đoạn văn bản ngắn( Thơ, văn xuôi)
Câu 1: Đặt tên và nêu nội dung( Học sih chú ý các từ ngữ và dấu hiệu…xuất hiện nhiều lần trong văn bản)
Câu 2: Xác định lỗi ( có thể đề nêu rõ các lỗi yêu cầu chỉ ra cụ thể; cũng có thể chỉ nêu các lỗi chung yều cầu nêu tên các lỗi và chỉ ra cụ thể trong văn bản…)
Câu 3: Chỉ ra các phép tu từ và tác dụng của các phép tu từ đó ( Chú ý phép tư từ về Ngữ âm; từ ngữ, cú pháp và tác dụng của từng phép…)
Phần II: Làm văn( 7 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) Nghị luận xã hội
Chú ý phần thân bài cần làm sáng tỏ:
+ Phân tích, lí giải, giải thích cụ thể, rõ ràng đề ra àtìm nội dung, ý nghĩa của đề ra
+ Bàn luận những vấn đề về nét đẹp và những vấn đề chưa đẹp
+ Nhận thức và hành động, bài học…
Câu 2 ( 4 điểm) nghị luận văn học
Gồm 2 câu: 2a chương trình Chuẩn và 2b chương trình nâng cao
Nghị luận về thơ: Nội dung đoạn thơàý nghĩa; các phép tu từ( từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật…)
Nghị luận về văn xuôi: chủ yếu phân tích nhân vật: Giới thiệu nhân vật; phân tích hành động, lời nói, cử chỉ; tính cách…àphẩm chấtnhân vật; những nét nghệ thuật chính…
Chú ý phần thân bài
+ Lí giải nhan đề văn bản cần nghị luận
+ Phân tích, chứng minh, bình ( bình giảng à cảm xúc hoặc bình luậnànhận xét
+ Khái quát nghệ thuật.